• (Hotline)

Thông báo sinh hoạt CLB Nhà Quản Lý kỳ 7

Trong tình hình “mới”, ứng với điều kiện “bình thường mới”, tại địa điểm “mới”, kịch bản sinh hoạt cũng “mới”,… Tổng quan là “mới toàn tập” trong kỳ sinh hoạt CLB Nhà Quản Lý- Doanh Trí kỳ 7-04/10/2020, sau hơn 8 tháng “ngủ đông vì đại dịch”. Trong đợt sinh hoạt này, Anh Trần Hoài Bảo- GĐ Công ty Cổ Phần TPI Land đăng cai địa điểm tổ chức, tạo điều kiện cho mọi người tận hưởng bầu không khí trong lành, tràn đầy sức sống và thưởng ngoạn phong cảnh, cảm nhận sự vươn lên của Quận 2 tại khu đô thị Sala. Khán phòng dần ấm lên bởi những thanh âm tươi vui từ những chào hỏi thân tình, trò chuyện rôm rả của những thành viên về dự sinh hoạt.

9:00, đã có trên 40 thành viên tham dự. Sinh hoạt bắt đầu.

Sau phần thông tin “Điểm nóng thời sự” như thường lệ, mọi người bắt đầu đi vào chủ đề chính của sinh hoạt “Bài toán nan giải: Để sống còn qua đại dịch” với lời dẫn nhập khá ấn tượng:

Dân nhập chương trình sinh hoạt

Theo số liệu thống kê, trong 8 tháng đầu năm nay:

  • 34.400 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
  • 24.200 doanh nghiệp chờ giải thể
  • 10.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục chờ giải thể

Có doanh nghiệp nào của các anh chị nằm trong tổng số 69.000 doanh nghiệp nêu trên? Hi vọng là không.

Thực tế, đại dich Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam, 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Vừa mới gượng dậy sau làn sóng Covid-19 đợt 1, lại phải tiếp tục chống chọi với làn sóng Covid-19 đợt 2 vừa mới đây.  Thấm đòn, kiệt sức, và không khéo sẽ bị ngã gục khi nguồn lực và năng lượng đã cạn kiệt. Bài toán nan giải là đây.

Nhưng, một tin vui: trong 8 tháng đầu năm 2020, có 88.700 doanh nghiệp mới thành lập, sức sống và sự trổi dậy của các doanh nghiệp mới. Chồi xanh vươn lên từ đây bất chấp đại dịch.

Niềm tin và hi vọng!

Do tình hình đại dịch, Câu lạc bộ Nhà Quản Lý đã lỗi hẹn với mọi người từ đầu năm 2020 đến nay. Kết nối lại sinh hoạt trong kỳ này, với chủ đề sinh hoạt của Câu lạc bộ Nhà Quản Lý “Bài toán nan giải: Để sống còn qua đại dịch” sẽ giúp chúng ta cùng bình tâm nhìn lại thời cuộc, thực trạng của doanh nghiệp, để có thêm kinh nghiệm trong ứng phó vượt qua đại dịch, củng cố thêm niềm tin và hi vọng trong cuộc chiến chống đại dịch này.

Xin được trân trọng giới thiệu và mời cô Nguyễn Trương Minh- Chuyên gia Quản trị doanh nghiệp, Giảng viên, tiến hành dẫn dắt chương trình Trò chuyện với nhà quản lý với chủ đề “Bài toán nan giải: Để sống còn qua đại dịch”, mời các CEO cùng tham gia chia sẻ:

  1. Anh Trần Hoài Bảo- GĐ Công ty Cổ Phần TPI Land
  2. Anh Huỳnh Minh Sang- CEO Công ty Dash Logistics
  3. Anh Lê Duy Xuân- GĐ Công ty TNHH Thép QSB

Mời cô Nguyễn Trương Minh và 3 CEO cùng bước lên phía trước, ngồi vào vị trí để cùng bắt đầu chuyên đề quản lý hôm nay.

Cô Minh và các CEO

Với đôi câu dẫn hướng, kích hoạt chương trình, cô Minh đã tạo nên sự sôi động trong trao đổi, trò chuyện và đặt vấn đề, câu hỏi của người tham dự.

Mọi người thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu với những nghĩ suy, nỗi lo và giải pháp của các CEO.

Từ sự mơ hồ về dịch bệnh của GĐ Lê Duy Xuân “Dịch ở Trung Quốc, Việt Nam làm gì bị ảnh hưởng….” để rồi, phải thừa nhận “Công ty TNHH Thép QSB đã bị thấm đòn: dự án ít, bán hàng khó, thu hồi công nợ cũng khó…” Đúng là sự nan giải trong sản xuất kinh doanh!

Cùng chung cảnh ngộ, ngành logistic cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng từ dịch Covid-19. CEO Huỳnh Minh Sang cho biết tác động của đại dịch đã làm doanh số của Công ty Dash Logistics giảm hơn 10% so với cùng kỳ.

Dù chung hoàn cảnh, nhưng xuất phát từ suy nghĩ của GĐ Trần Hoài Bảo: Có thể chúng ta tận dụng cuộc khủng hoảng để lớn lên hay không? Với nhiều khó khăn, nhưng có thể do sự nỗ lực của đơn vị và một số yếu tố thuận lợi, may mắn, doanh số của Công ty Cổ Phần TPI Land cao hơn cùng kỳ năm trước. Kết quả có được từ sự định hướng hoạt động của doanh nghiệp thích ứng theo tình hình mới.

3 doanh nghiệp, 3 lĩnh vực, 3 thực trạng khác nhau, đã cho chúng ta thấy sự đồng dạng và sự khác biệt trong bối cảnh hiện nay.

Qua một số đặc trưng trong hoạt động của 3 doanh nghiệp, các thành viên tham dự đã cùng tham gia chia sẻ, đặt vấn đề với nhiều nội dung trọng tâm hướng đến giải pháp và hành động.

- Với nhiều nội dung chia sẻ khá chuyên sâu vào một số lĩnh vực mà các CEO vừa đề cập, anh Nguyễn Văn Thanh- GĐ công ty Infinity Design Group đã nhấn mạnh một số trọng điểm trong xu hướng hoạt động đến đây:

  • Hướng đến hội nhập, theo mô hình chuỗi cung ứng, doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ sẽ bị yếu thế và có thể sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi
  • Các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi công nghệ để nâng cao cao hiệu quả và đủ lực trong cạnh tranh
  • Cần phải nâng cao tính năng dự báo để bước đi của doanh nghiệp phù hợp theo xu hướng phát triển

- Đồng thuận với các ý kiến chia sẻ, anh Nguyễn Thanh Dũng- Giám đốc Dự Án Làng Sen, Cty CP BĐS Phúc Khang- người đã quyết định khởi nghiệp thành lập công ty trong thời điểm có nhiều khó khăn này, đã đưa ra quan điểm bức phá “Đầu tư vào khủng hoảng, hậu khủng hoảng sẽ tốt hơn” với các giải pháp căn cơ:

  • Truyền thông nội bộ để mọi người thấu hiểu tình hình, để khơi gợi niềm tin trong hiện tại và khát vọng về tương lai
  • Cần củng cố mối quan hệ hiện hành, thúc đẩy các mối quan hệ mới
  • Nên tranh thủ tập trung đào tạo nâng cấp nguồn nhân lực để giữ người và nâng chất lượng đội ngũ…

- Với nhiều lập luận để kích hoạt mọi người vững chèo, trụ vững trong tình hình hiện nay, phải biết thích ứng và chuyển mình theo thời cuộc, anh Trương Ngô Trọng Nghĩa- Trưởng khu vực kinh doanh Chubb Life, đã cảnh tỉnh mọi người “Chúng ta không thể thay đổi được hướng gió, chỉ thay đổi được cánh buồm”, do vậy, hãy điều chỉnh cánh buồm nương theo hướng gió để con thuyền doanh nghiệp không bị nhấn chìm bởi sóng to, gió lớn của đại dịch.

- Để sinh tồn, để vượt qua ghềnh thác, cần phải củng cố đội ngũ, đào tạo, xây dựng tinh thần chiến binh, sẵn sàng xả thân vì sự sinh tồn, trụ vững của doanh nghiệp trong đại dịch- chị Trần Thị Mỹ Diệu- GĐ Nhân sự  công ty Golden Pen đã chia sẻ như trên.

- Cùng tâm trạng như trên, chị Đặng Thị Ngọc Yến- GĐ Điện Lạnh Ánh Hồng, cho rằng “Cần phải chia sẻ thật lòng khó khăn với nhân viên, tạo sự đồng cảm và đồng lòng vượt khó”. Đây cũng chính là một trong nhiều giải pháp để giữ người.

  • Nhưng, như thế chưa đủ. Theo anh Hoàng Mạnh Tú- CEO Nikiland, để doanh nghiệp sống sót qua đại dịch, tư duy của người lãnh đạo cực kỳ quan trọng. Người lãnh đạo, nhà quản lý cần xem đây là thách thức, sự thử thách trước thời cuộc. Vì thế, sự điềm tĩnh, khéo léo, linh hoạt nhưng bản lĩnh trong chèo chống, đương đầu với các làn sóng dịch Covid-19 cũng là đáp án cho việc doanh nghiệp sống còn qua đại dịch.

Nhiều và còn rất nhiều ý kiến chia sẻ. Kỳ sinh hoạt CLB Nhà Quản Lý lần này thực sự “bội thu” ý kiến.

                      CEO Bảo chia sẻ

 

                      CEO Thanh chia se

 

                      HRM Diệu chia sẻ

Không thể để mọi người đến và đi với sự tản mạn qua các ý kiến chia sẻ trong sinh hoạt, Cô Nguyễn Trương Minh đã hướng mọi người đến các điểm chung trong giải pháp và hành động với các slide đúc kết gồm các điểm nhấn: Cần phải thay đổi để thích nghi; Các giải pháp tài chính, sản xuất kinh doanh, nhân sự rất thiết thực để mọi người có thể vận dụng.

Ô! Sao thời gian trôi qua nhanh quá. Luyến tiếc trong chia tay, hẹn sẽ gặp lại nhau trong kỳ sinh hoạt đến- dự kiến Chủ Nhật 8/11/2020- kỳ sinh hoạt Câu lạc bộ Nhà Quản Lý tháng 11/2020.

                     Toàn cảnh

 

         

Nhận xét
1
Bạn cần hỗ trợ?